Dàn giáo nêm

Hình ảnh tiêu đề

Dàn giáo nêm là loại dàn giáo với những ưu điểm như có kích cỡ linh hoạt nên dễ dàng thay đổi, chịu được tải trọng lớn, độ bền và độ ổn định cao, gọn nhẹ, tiết kiệm được chi phí vật tư phụ, ngoài ra còn có tính thẩm mỹ cao nên thường được ưu tiên sử dụng trong các công trình xây dựng với quy mô lớn. 

1. Dàn giáo nêm là gì?

Dàn giáo nêm hay còn gọi là giàn giáo nêmgiàn giáo hoa khế hoặc giàn giáo Vietform. Hệ giàn giáo này có cấu tạo đặc biệt, được liên kết từ thanh chống đứng và thanh giằng, kết nối với nhau chặt chẽ tạo nên hệ giàn giáo chắc chắn và an toàn trong quá trình xây dựng.

Nhiệm vụ chính của giàn giáo nêm là đỡ và chịu lực của toàn bộ mặt sàn trong quá trình đổ dầm, cột, sàn…Bên cạnh đó, giàn giáo nêm cũng được dùng trong công việc che chắn phía ngoài công trình. 

2. Cấu tạo và kích thước của dàn giáo nêm

2.1 Cấu tạo của dàn giáo nêm

Cấu tạo của dàn giáo nêm gồm các bộ phận chính như; thanh giằng, thanh chống đứng, chống consol,...Mỗi bộ phận sẽ cấu tạo nên hệ dàn giáo nêm vững chắc, ổn định trong việc lắp đặt và tháo dỡ vận chuyển.

Thanh chống đứng dàn giáo nêm

Đây được xem là bộ phận quan trọng nhất và chịu lực nhiều nhất trong hệ giàn giáo nêm. Vì vậy, để lựa chọn được dàn giáo tốt và vững chắc, yếu tố quan trọng nhất đó là phải xem kết cấu của thanh chống đứng chịu lực được bao nhiêu.

Khả năng chịu lực của thanh chống đứng dàn giáo nêm sẽ phụ thuộc vào lượng thép có trong cấu tạo thanh chống. Bên cạnh đó, độ dày của thanh chống đứng phải đủ ít nhất là 2 ly trở lên.

Thông thường, dàn giáo nêm sử dụng thép ống D49 dày 2ly để làm thanh chống đứng.

  • Tải trọng 4,0 tấn /cây khẩu độ 2,5m có đầu nối.
  • Tai giằng dày 4,0mm
  • Chiều dài thông dụng : L=2,5m 2,0m 1,5m 1,0m (có đầu nối và không đầu)
  • Mối hàn: CO2
  • Kiểm định chất lượng: Quatest 3

Thanh giằng ngang dàn giáo nêm

Thanh giằng ngang là bộ phận quan trọng thứ 2 của dàn giáo nêm, có chức năng tạo khoảng cách giữa các cây chống với nhau. đảm bảo khả năng chống đỡ tốt nhất. 

Hệ chịu lực của thanh giằng ngang phụ thuộc vào lượng thép và độ dày của ống thép. Các giằng ngang được làm từ thép ống D42 và dày 2ly, được hàn hai đầu hai tai nêm.

  • Chiều dài thông dụng: L=1,45m 1,15m 0,95m 0,55m 0,45m
  • Độ dày nêm giằng: 4,0mm

Hệ chống đà biên dàn giáo nêm

Hệ chống đà biên hay còn gọi là chống consol, có cấu tạo hình tam giác hoặc như cấu tạo kim tự tháp, là bộ phận chống đỡ phần dầm phía ngoài hay chống vách. Đây được coi là hệ cấu tạo chắc chắn nhất, thường bền vững theo thời gian dài.

  • Cây chống đà biên (chống consol) được thiết kế ống thép D42, chiều dài 1,2m và được hàn thành khung tam giác
  • Ưu điểm nổi trội của hệ giàn giáo nêm chính là cây chống consol, đảm bảo sự an toàn và hiệu quả cao trong xây dựng.
  • Tải trọng: 900kg

Chốt U dàn giáo nêm

  • Chốt U có vai trò liên kết cây chống đứng, thanh giằng ngang và các hệ thống đà với nhau. Chốt U được hàn dọc theo cây chống đứng. Và tùy theo hệ thống mà khoảng cách giữa các chốt U sẽ được thay đổi để phù hợp với hệ thống.
  • Chống đứng dàn giáo nêm là thanh tiêu chuẩn được làm từ ống Ø49 và 1 cụm gồm bốn U liên kết được hàn vuông góc với thanh tiêu chuẩn, khoảng cách mỗi cụm U liên kết là 500mm theo chiều dọc của thanh tiêu chuẩn.

Chốt dẹp dàn giáo nêm

  • Chốt dẹp được hàn trực tiếp vào 2 đầu của thanh giằng. Khi lắp ráp thanh giằng vào thanh tiêu chuẩn, các chốt dẹp sẽ tạo thành một khung giàn giáo vững chắc.
  • Các thanh giằng của giàn giáo nêm được luân chuyển sử dụng cho nhiều sàn đổ bê tông nối tiếp nhau.

Kích tăng U dàn giáo nêm

  • Kích tăng U hay còn gọi là kích tăng đầu, là thiết bị gắn lên khung giàn giáo và xà gồ, có vai trò tăng hoặc giảm độ cao phù hợp để tạo thêm lực cho hệ chống sàn. Để đảm bảo được độ dày của thành ống, các thanh ren của thanh kích tăng được cán bằng máy chuyên dụng, còn con tán của thanh kích tăng được cán bằng máy CNC, đảm bảo gia tăng độ chính xác của liên kết và tăng được độ cứng, độ chắc chắn cho cả hệ thống.
  • Kích tăng đầu 0.5m, phi 34, ống rỗng dày 3.8ly

Kích tăng bằng dàn giáo nêm

Kích tăng bằng được gắn vào đầu dưới giàn giáo và dưới đáy kích tăng bằng có một mặt sắt nhằm tăng độ tiếp xúc với mặt đất. Hiện nay trên thị trường có 2 dạng kích tăng bằng, đó là kích tăng bằng dạng đặc và kích tăng bằng dạng rỗng. 

  • Kích tăng bằng dạng đặc (Ống thép đặc): thường được sử dụng loại ống thép Ø32, chiều cao cơ bản là 500mm.
  • Kích tăng bằng dạng rỗng (Ống thép rỗng): thường được sử dụng loại ống thép Ø34, có độ dày từ 3.0 - 3.5ly, chiều cao cơ bản là 500mm

Đặc biệt lưu ý, hãy sử dụng kích tăng dạng đặc để đảm bảo an toàn cho toàn bộ công trình xây dựng.

2.2 Kích thước của dàn giáo nêm

Kích thước của giàn giáo nêm cũng khá là đa dạng và phong phú, tùy vào mục đích sử dụng mà các đơn vị thầu sẽ đưa ra sự lựa chọn phù hợp nhất cho công trình xây dựng.

3. Ưu điểm của Dàn giáo nêm

Ưu điểm của dàn dáo nêm cũng là một trong những yếu tố quan trọng mà các nhà thầu ưu tiên lựa chọn cho các dự án xây dựng, đặc biệt là những công trình xây dựng quy mô lớn. Dưới đây là những ưu điểm nổi bật của hệ giàn giáo nêm:

  • Dàn giáo nêm có cấu tạo đơn giản nhưng vẫn chịu được trọng tải lớn. Nhờ đó, cách lắp đặt giàn giáo nêm cũng thuận tiện và dễ dàng, không gặp khó khăn trong khâu vận chuyển.
  • Giá thành không quá đắt, chi phí vận chuyển và mặt bằng lưu kho có thể tiết kiệm được 40% - 50% chi phí.
  • Kích cỡ linh hoạt, thay đổi theo nhu cầu chủ đầu tư
  • Có tải trọng chịu tải lớn, giàn giáo vững chắc, có độ bền cao, đảm bảo tiến độ thi công luôn được duy trì tốt nhất
  • Tạo mặt bằng thi công thông thoáng, gọn nhẹ, tạo thẩm mỹ cho công trình xây dựng
  • Chi phí đầu tư là tương đối không quá cao
  • Tiết kiệm được vật tư phụ

4. Quy cách của dàn giáo nêm

Hệ dàn giáo nêm hiện nay đều được sản xuất trên dây chuyền công nghệ tân tiến hàn CO2, do đó các mối hàn, liên kết đều được đảm bảo, kiểm tra theo tiêu chuẩn khắt khe, tăng khả năng chống đỡ, chịu lực cực hiệu quả.

Quy cách dàn giáo nêm:

  • Chống đứng: 100mm-1500mm-2000mm-2500mm-3000mm
  • Thanh giằng ngang: 500mm-600mm-1000mm-1200mm-1500mm
  • Ống có độ dày: Ø42 và Ø49 đều là 2mm
  • Chủng loại: Nhúng mạ kẽm, sơn dầu, ống kẽm
  • Màu sắc: Bạc kẽm, xanh dương, da cam,…

Trên thị trường ngày nay thì hệ giàn giáo nêm có 2 loại phổ biến là giàn giáo nêm mạ kẽm và giàn giáo nêm sơn dầu. Loại mạ kẽm được sử dụng nhiều hơn do có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu khắc nghiệt tốt, chống oxy hóa, thích hợp với mọi loại môi trường, thời tiết khác nhau. Còn loại sơn dầu thì dễ bị trầy, tróc lớp phủ bề mặt hơn.

Bên cạnh đó, tính linh hoạt của các thanh giằng trong hệ dàn giáo nêm mang đến sự tiện lợi trong việc di chuyển đổ sàn nối tiếp và không bị ngắt quãng.

5. Quy trình lắp đặt dàn giáo nêm

Quy trình lắp đặt dàn giáo nêm được triển khai nhiều bước nhằm đảm bảo quá trình xây dựng diễn ra an toàn và hiệu quả. Dưới đây là một quy trình lắp đặt giàn giáo nêm cơ bản:

  • Bước 1: Định vị kích chân và hiệu chỉnh độ cao lắp giáo nêm
  • Bước 2: Lắp đầy đủ thanh giằng ngang và cây chống
  • Bước 3: Tiếp đến là lắp chống consol và chống đà
  • Bước 4: Lắp u kích và điều chỉnh lại chiều cao thích hợp để đặt hệ đỡ cốp pha, theo đúng yêu cầu và mục đích độ cao sử dụng ban đầu vạch ra.

6. Địa chỉ cung cấp dàn giáo nêm uy tín

Giữa muôn vàn địa chỉ cung cấp dàn giáo nêm uy tín trên thị trường, Tân An Phát tự hào là đơn vị luôn được quý khách hàng ưu tiên lựa chọn cho các dự án công trình xây dựng. Để được tư vấn chi tiết và nhận những mức giá ưu đãi hấp dẫn, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua thông tin chi tiết sau:

CÔNG TY TNHH SX TM DV XD TÂN AN PHÁT
Mã số thuế: 0307223976
Địa chỉ: 58/11 Quốc Lộ 1A, Tiền Lân, Bà Điểm, Hóc Môn
( Mặt tiền quốc lộ 1A, cách ngã 4 Bà Điểm 500m hướng đi ngã 4 Gò Mây )
Hotline: 0908 909 908 - 0903 909 908
Email: tanphatnguyen1970@gmail.com
Website: dangiaoanphat.com